Những trò chơi ngày bé của tôi thường unusual, khi những cậu
trai khác còn mải mê với robot, với chập bài, với bắn bi ngoài sân trường, với
súng ống và pháo (loại bị cấm vì nó có chất nổ nhưng bán đầy rẫy), thì tôi lại
quen thuộc với origami, B daman, Harry Porter, và Beyblade.
Tôi bước ra sân trường và mải mê xem các bạn chơi bắn bi
nhưng không hề hiểu luật, và đến bây giờ tôi vẫn không hiểu, vì đơn giản là bố
mẹ chẳng bao giờ mua cho tôi bất kì viên bi nào để mà mang đến chơi với các bạn,
vậy nên tôi thường lủi thủi một góc. Khi đó ở nhà tôi có rất nhiều báo, tôi vẫn
không hiểu lúc đó cần nhiều báo thế làm gì nhưng tôi mải mê với đống giấy báo đến
mức mẹ tôi phải mắng tôi không biết bao nhiêu lần vì tội cắt giấy ra nhà. Tôi
dành hàng giờ để gấp và tạo hình mà không biết chán, một mình. Lớn lên một
chút, tôi biết đến pokemon, khi đó bạn
bè tôi ai cũng có bộ sưu tập figure pokemon, họ được thưởng khi vừa đạt được điểm
10, còn tôi? Oh đó là thứ xa xi, nhưng bản thân tôi cũng không phải dạng vừa,
chính điều đó kích thích óc sáng tạo của tôi. Tôi tạo hình những con pokemon dựa
trên những cuốn origami của mình, và chơi với chúng như những figure các bạn
mình có, và tất nhiên, một mình.
Tôi nhớ khoảng thời gian đó tôi có thằng bạn, tên Tân (ừ
chính là mày, nếu đọc được post này thì mày sẽ nhớ lại ngày xưa mày lươn lẹo thế
nào). Tân thường ba hoa với tôi về 1 cuốn origami chuyên về pokemon, ngày đó
tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng phần trăm tin cao hơn phần trăm không tin (omg). Cậu
ta nói trong cuốn sách đó có tạo hình pokeball mà có thể bật pokemon bên trong
ra như đồ nhựa (well this is not impossible and I did invent it later, thank
for inspiring me, you fucking liar Tân), những con pokemon giấy tạo hình chuẩn
chỉnh như Machamp và Charizard – những con pokemon hình dáng phức tạp mà tôi
không thể nào tự tạo hình ra được. Cậu ta nói về việc hai bên có thể tung bóng
và pokemon bật ra và đứng để đấu nhau. Cậu ta chém gió về việc chúng có thể
dùng move như phun lửa bằng giấy khi chạm vào con pokemon đó??? (ooh wtf is
this, its ridiculous). Nhưng dù không hoàn toàn tin tưởng, nhưng nó đã truyền cảm
hứng cho tôi, và tôi khá là thoải mái về điều đó.
Gia đình tôi khá khắt khe trong vấn đề văn hóa phẩm, vì thế
tôi khó có thể cầm được cuốn truyện tranh trên tay, vì đối với bộ mẹ tôi, truyện
tranh sẽ mang đến cho tôi cách dùng từ đơi thường và không tốt cho việc học văn
của tôi. Vậy nên ngay khi tôi được cầm cuốn truyện tranh Doraemon trên tay, tôi
bị ám ảnh. Tôi có một óc tưởng tượng phong phú mà nghĩ lại tôi không biết bây
giờ tôi đánh mất những điều đó từ bao giờ. Doraemon có nhiều món bảo bối, tôi đặc
biệt đam mê truyện dài cùng với bộ “thêm” nói về biệt đội mèo ú của cậu, vì vậy
nên tôi bắt đầu chế tác vũ khí từ giấy sao cho giống với các món bảo bối trong
truyện.
Năm lớp 8, TV chiếu Harry Porter, khỏi phải nói tôi ngay lập
tức trở thành fan của thế giới phù thủy ấy. Tôi đam mê tới mức đi học cũng mang
theo 1 sản phẩm đũa phép trong túi áo. Bạn cùng lớp bảo tôi trẻ con, nhưng mặc
kệ, tôi thích là được. Tôi dùng những kiến thức về giấy cũ của mình tạo thành
những cây đũa phép, với lõi bằng đũa ăn cơm, tôi thường chẻ đôi chiếc đũa ra
làm 4 phần để làm lõi, bọc giấy bên ngoài, tô màu và dán băng keo. Nghe đơn giản
đúng không, nhưng với sự vụng về của mình, những ngón tay của tôi đứt không biết
bao nhiêu lần, sâu hoắm. Vì tôi xài dao lam!!! Chỉ cần lia nhẹ nhầm 1 chút thôi
là chào mừng đến với đội đứt tay, vết thương dài nửa phân là chuyện bình thường.
Nhưng đó lại là những ngày tháng vui vẻ với hàng xóm. Tôi cùng em trai tôi và
những đứa bạn của nó thường chơi đấu đũa. Chúng ta sẽ phải chơi đấu đũa như thế
nào? Luật đơn giản thôi, với mỗi một bùa chú chúng tôi dùng hình vẽ, ví dụ như
Expelliamus là hình tam giác, nếu bên nào vẽ tam giác nhanh hơn thì bên đó thắng. Luật chơi phức tạp hơn như vậy, nhưng khoảng thời gian đó rất vui, và chúng
tôi là 1 lũ nerd trong mắt những đứa bằng tuổi, luôn luôn chơi những trò không
ai chơi.
Cùng khoảng thời gian đó, tôi tình cờ biết đến B daman, nói
một cách đơn giản đó là trò bắn bi, nhưng có robot bắn bi. Đây có lẽ là đỉnh
cao sáng tạo của tôi và em trai tôi. Chúng tôi có rất nhiều lego trong nhà, và
từ đó chúng tôi tạo thành những con robot bắn bi. Sự thật là có toys về B Daman
thật, giống hệt trong truyện, ấn để bi bắn ra. Tôi cảm thấy không đã với dạng đồ
chơi như thế, vậy nên tôi đã xài cơ chế lò xo để bắn những viên bi ra. Việc này
không thể thiếu em trai tôi được vì chính em trai tôi là người đã tạo hình nên
rất nhiều robot bắn bi, từ hình động vật như hổ, đến rồng, đến copy hình mẫu
trong truyện để chúng tôi có được những con robot đẹp nhất, và đấu đối kháng
quanh xóm. Vậy luật chơi lần này thế nào? Chúng tôi có vô vàn cách chơi khác
nhau, nhưng cách chơi tôi thích nhất là tạo một chướng ngại vật hình tam giác,
có gắn viên bi ở giữa để dễ di chuyển. 2 bên sẽ tập trung bắn vào vật đó cho đến
khi bay sang vạch bên đối diện. Và tất nhiên, chúng tôi có những thời khắc vui
vẻ. Thú thật tôi vẫn thấy trò này vui đáo để, cho chơi lại cũng vẫn chơi không
chán. Chỉ tiếc là toàn bộ lego của chúng tôi bị đem đi cho họ hàng hết sạch,
nên chẳng thể nào chơi thêm được nữa.
Tôi nghĩ lại những khoảng thời gian đó, tại sao tôi không có
một sở thích nào trùng với bạn bè cùng trang lứa. Vậy tôi có phải là đứa kì quặc
hay không?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét